Phong tục chọn ngày cưới ở miền Nam và Miền Bắc có khác nhau?


Phong tục chọn ngày cưới ở miền Nam và Miền Bắc có khác nhau?

    Với người miền Nam, nghi lễ thành hôn là quan trọng nhất, còn thời điểm đãi tiệc có thể dời sang ngày khác.     1. Sự khác nhau giữa cách chọn ngày cưới của người miền Bắc và miền Nam

    Sự khác nhau cơ bản giữa việc chọn ngày cưới ở miền Nam và miền Bắc chính là tâm lý. Nếu người miền Bắc chỉn chu tới từng giờ, đa số chọn tổ chức đón dâu và đãi tiệc trong cùng một ngày, thì người miền Nam có thể linh động, tổ chức đón dâu và tiệc vào hai ngày khác nhau, sao cho tiện để khách mời tới dự tiệc nhiều nhất.

    2. Cách xem ngày ở miền Nam

    Thông thường, ở niềm Nam, cha mẹ, ông bà của cô dâu chú rể sẽ là người quyết định đi xem ngày và thống nhất với gia đình thông gia để chọn được thời điểm cưới thích hợp. Khi quyết định cưới, các bậc lớn tuổi ở hai nhà thường cùng tới chùa để xin ngày đẹp, không nhất thiết phải xem ở các thầy tướng thầy số. Điều này được giải thích để tránh việc xem ngày khác nhau, dễ gây tranh cãi. Ngày tháng cưới cũng xét dựa trên sự hòa hợp với ngày sinh tháng đẻ của cô dâu chú rể, kiêng các năm tuổi và kiêng những năm kim lâu.

    Các năm Kim Lâu được tính bằng cách: lấy tuổi của cô dâu (là tuổi theo lịch âm, hay còn gọi là tuổi mụ) cộng lại, nếu số cuối cùng là 1, 3, 6, 8 thì năm đó kiêng cưới xin

    3. Tầm quan trọng của nghi lễ truyền thống ở đám cưới miền Nam

    Trong phong tục cưới hỏi miền Nam, các gia đình sẽ quan trọng và lưu tâm nhất về giờ làm lễ ở hai nhà, tức là ngày đẹp, giờ đẹp để nhà trai tới nhà gái xin dâu, cũng như giờ đẹp để cô dâu về bái tổ tiên, ra mắt họ hàng nhà trai. Còn thời điểm tổ chức tiệc ở nhà hàng có thể linh động, nếu tiện thì làm luôn trong ngày, hoặc có thể chuyển sang một ngày khác.

    Điều này khá khác biệt so với đám cưới ở miền Bắc. Các gia đình ngoài Bắc lại quan niệm, khi đã làm lễ thành hôn truyền thống thì phải mời khách dự tiệc ngay trong ngày, không thể lùi ngày tổ chức tiệc, như vậy có thể coi là không chu đáo.
    Trong Nam, cô dâu chú rể và gia đình cũng luôn chọn thời điểm tổ chức tiệc vào cuối tuần và nhất thiết là buổi tối để khách mời thư thả, sắp xếp công việc xong xuôi để tới chung vui cùng cô dâu chú rể. Chỉ những gia đình nào không đặt được nhà hàng hay có công việc bận không thể hủy mới bất đắc dĩ mời khách vào buổi trưa.

Nguyên nhân của việc này là do người dân miền Nam coi đám cưới như một sự kiện văn hóa, khi dự tiệc đều cầu kỳ sắm sửa váy áo, phục trang chỉn chu. Mỗi tiệc cưới cũng kéo dài ít nhất từ 3 tiếng đồng hồ trở lên, ngoài ra còn có phần đãi bia rượu để khách mời uống thoải mái, nên nếu tổ chức vào trưa sẽ vội vàng, bất tiện cho mọi người.
    Với mỗi vùng miền, phong tục cưới sẽ có nhiều điều khác nhau, vì vậy nếu chuẩn bị làm dâu, rể ở xa quê hương, đôi uyên ương nên tìm hiểu rõ các nghi lễ cưới để tránh xảy ra những bất đồng và làm vui lòng gia đình, người thân ở cả hai nhà.

------------------------------------

Lưu ý trong lễ gia tiên ở đám cưới hai miền

    Ở cả hai miền Nam - Bắc, lễ gia tiên là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất trong đám cưới và ở mỗi vùng miền, lại có những điểm khác nhau cần lưu ý.

    Mỗi gia đình đều có những yêu cầu, phong tục riêng trong ngày cưới, nên việc thống nhất trước là điều cần thiết, tránh gây ra các tranh cãi không đáng có.
    Lễ gia tiên ở đám cưới bắt buộc phải thực hiện ở cả ngày ăn hỏi và đám cưới, đồng thời, phải thực hiện ở cả nhà trai và nhà gái. Về cách thức, cô dâu chú rể sẽ cùng cha mẹ thắp hương trên bàn thờ gia đình, coi như tưởng nhớ, báo cáo với gia tiên.
    Ở miền Bắc:
    - Để chuẩn bị cho lễ gia tiên, cha mẹ cô dâu và chú rể đều phải dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, có thể phủ vải đỏ cho thêm phần long trọng.
    - Ngoài ra trên bàn thờ cũng cần có một mâm ngũ quả, có gà luộc, xôi gấc để sẵn.
    - Khi thắp hương, cô dâu chú rể sẽ mang một phần mâm quả ăn hỏi hoặc tráp xin dâu của nhà trai để thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
    Cô dâu chú rể sẽ thực hiện nghi lễ gia tiên ở cả lễ ăn hỏi và đón dâu.
    Ở miền Nam:
    - Với các gia đình miền Nam, yếu tố thẩm mỹ được đặt lên cao. Về hình thức, lễ gia tiên gồm 1 bàn thờ giả, 1 mâm quả kết hình long phượng. Khi xem ảnh các đám hỏi, đám cưới miền Nam, nhiều người thường cảm thấy lạ lùng khi thấy chiếc bàn thờ dựng ngay tại phòng tiếp khách. Trong văn hóa cưới của miền Nam, đây là bàn thờ giả và cũng là nơi cô dâu chú rể làm lễ gia tiên.
    Với những gia đình có địa thế chật hẹp, hoặc không có bàn thờ lớn, để đảm bảo sự trang trọng cho dịp lễ, cha mẹ cô dâu chú rể sẽ đặt làm một bàn thờ giả ngay tại phòng đón khách. Bàn thờ gồm phông màn treo chữ hỷ, câu đối về ngày cưới, lư đồng, cặp mâm quả hình long phượng, hoặc bình hoa. Trên bàn thờ có thể đặt ảnh của ông bà nhưng nếu không có, có thể để trống. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa lễ gia tiên ở miền Nam và miền Bắc. Các gia đình ở miền Bắc thường không bao giờ tùy tiện di chuyển bàn thờ và cô dâu chú rể phải thắp hương ở bàn thờ đã đặt sẵn trong gia đình.
    Bàn thờ giả với hoa quả long phụng và phông đỏ, chữ xốp cổ điển. Ảnh: Thái Trung - Pi Studio.
    Ngoài ra, cô dâu chú rể miền Nam ít khi dùng phông bằng bạt Hi-flex như ngoài Bắc vì nhiều bậc phụ huynh vẫn cho loại phông đó quá trẻ trung, không truyền thống. Phông ở bàn thờ trong đám cưới miền Nam thường bằng vải voan, lụa hay mành tre và treo chữ xốp cổ điển.
    - Trong lễ gia tiên miền Nam còn có một phụ kiện cưới không thể thiếu, đó là cặp đèn cầy khắc hình long phượng. Nhà trai sẽ chuẩn bị một đôi đèn cầy (hay còn gọi là nến), loại cỡ lớn, đặt trong mâm tráp để nhà gái dùng đèn này thắp trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Lễ lên đèn chỉ thực hiện một lần, có thể trong lễ ăn hỏi hoặc ngày đón dâu.
    Cặp đèn cầy không thể thiếu trong hôn lễ miền Nam.Ảnh: Thái Trung - Pi Studio.
    Ở một số gia đình, nếu mâm quả ngày ăn hỏi đã có cặp đèn cầy do nhà trai mang sang và nhà gái đã dùng đèn này để thắp trong lễ hỏi thì đến lễ cưới nhà trai sẽ cần chuẩn bị cặp đèn cầy nữa. Trong lễ cưới, nhà gái sẽ tự chuẩn bị đèn cầy, tự thắp trên bàn thờ. Thông thường, cầy của những người đạo Phật hoặc không có đạo thường là đèn cầy rồng phượng màu đỏ. Đèn cầy của các nhà theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.
    Nhiều người cho rằng trong miền Nam, phần nghi lễ chi tiết thường không phải tuân theo quy định nghiêm ngặt cần có cụ thể những gì, phải khắt khe từng trình tự ra sao mà tùy theo hoàn cảnh gia đình hai bên. Tuy nhiên, với những đôi uyên ương có quê hương ở khác miền hia biệt, bạn cần bàn bạc và tìm hiểu rõ các phong tục tập quán truyền thống tại nhà người bạn đời tương lai để có những chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày cưới.

------------------------------------ 

Bố trí và sắp xếp mâm lễ ăn hỏi thế nào?

Ở miền Bắc, số lượng mâm quả (tráp ăn hỏi) luôn là số lẻ, ít nhất từ 3 tráp, tới 5, 7, hoặc nhiều gia đình có thể chọn tới 13, 15 tráp. Tuy nhiên đa số các gia đình chọn 7 tráp cho ngày ăn hỏi, vì đây là số lượng vừa phải, tiện lợi lại có đầy đủ các lễ vật cần thiết.

Trong số 7 tráp, lễ vật thường bao gồm:
- Trầu cau
- Bánh cốm
- Chè
- Bánh đậu xanh
- Mứt sen trần
- Rượu và thuốc lá
- Hoa quả
Một số gia đình còn thay bánh đậu xanh bằng lợn sữa quay, gà quay hoặc xôi để làm mâm lễ vật thêm phong phú, có cả đồ mặn, đồ ngọt. Tuy mâm quả là số lẻ, nhưng số lượng lễ lại là số chẵn, để mọi vật đều có đôi có cặp, sinh sôi nảy nở.
Về cách trang trí, các tráp bao gồm bánh cốm, chè, bánh đậu xanh, hạt sen thường được xếp theo hình tháp, kết hoa đỏ, gắn chữ hỷ, tín hiệu may mắn cho đám cưới. Các tráp còn lại sẽ được đặt trong khay, sắp xếp tùy thuộc gu thẩm mỹ của từng gia đình. Sau khi hoàn tất, toàn bộ lễ vật sẽ được đặt lên mâm tráp và phủ vải nhung đỏ để nhà trai mang tới lễ ăn hỏi tại nhà gái.
Để chuẩn bị các tráp ăn hỏi, các đôi uyên ương tại Hà Nội có thể tìm thấy những cửa hàng cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại phố Hàng Than, Hàng Giấy, Cửa Đông để được tư vấn cụ thể, phù hợp nhất.
Tráp mứt sen trần.
Tráp chè .
Tráp bánh cốm.
Tráp buồng cau và lá trầu.
Tráp rượu và thuốc lá.
Tráp hoa quả.
Một số gia đình còn có thêm xôi gấc hoặc lợn quay, gà quay.
Khi sắp xếp cạnh nhau, những lễ vật này sẽ tạo nên một mâm tráp ăn hỏi đẹp, thể hiện truyền thống cưới hỏi chỉn chu trong đám cưới của người Việt.
-----------------------------------------------------------------------------------------

Chọn áo dài nào cho lễ ăn hỏi
Chiếc áo dài truyền thống dường như là hình ảnh không thể thiếu trong mỗi đám hỏi cũng như chọn cách trang điểm . Nếu như ở miền Bắc, đội đỡ tráp thường "trung thành" với kiểu áo dài màu đỏ thì cô dâu có nhiều lựa chọn hơn, từ màu sắc đến kiểu dáng đều đa dạng kết hợp với từng kiểu trang điểm cô dâu. khác nhau.


Trước đây, các cô dâu thường chọn màu áo đỏ, trùng với đội bê tráp nhưng được điểm thêm các hạt đá lấp lánh, các họa tiết cầu kỳ trên thân hay tà áo, cổ áo, tay áo... để tạo sự khác biệt. Nhưng khoảng hai năm trở lại đây, nhiều cô dâu chọn màu sắc khác biệt hoàn toàn như trắng, vàng, hồng, xanh...

Cô dâu có thể chọn áo dài màu hồng, vàng, xanh, trắng... khác biệt hoàn toàn với đội đỡ tráp.
Chất liệu

Vì trong ngày đám hỏi, cô dâu thường phải di chuyển nhiều và bị nóng nên cần thuê áo dài cưới có vải áo dài chất liệu mát và thấm mồ hôi. Các chất liệu như ren, gấm, lụa, tơ... đều thích hợp để may áo dài. Khi chọn áo dài, bạn nên chọn loại vải có độ co giãn, độ rủ và mềm mại vì đây là yếu tố quan trọng, quyết định dáng áo thướt tha.

Màu sắc

Các màu thích hợp với đám hỏi là hồng cánh sen, đỏ, hồng phấn, xanh da trời, vàng... Có thể kết hợp áo dài với chiếc quần cùng màu hoặc màu khác biệt hoàn toàn. Ví dụ, áo dài trắng có thể kết hợp cùng quần màu đỏ, hoặc áo màu đỏ mặc cùng quần đen. Nếu áo dài màu trắng, để không bị nhạt nhòa, cô dâu nên thêm các họa tiết cầu kỳ như đính đá, cườm...

Kiểu dáng

Chiếc áo dài ngày càng được cách tân nhiều hơn, do đó, cô dâu cũng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Kiểu cổ truyền thống, cổ tim, cổ thuyền, cổ đắp voan... đều phù hợp với không khí trang nghiêm của đám hỏi. Có thể may áo thành hai tà khác nhau, bên ngoài là lớp tà voan mỏng, thêm chút viền ren ở cổ tay hay cổ áo để cô dâu thêm trẻ trung.

Kinh nghiệm chọn áo dài tiết kiệm chi phí

- Vải áo dài mua tại các chợ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mua ở cửa hàng lớn.

- Nếu bạn có cơ hội đi du lịch ở các địa danh như Huế, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang... trước đám cưới thì nên tìm đến các chợ lớn trong thành phố, bạn có thể tìm thấy mảnh vải ưng ý để may áo dài. Tại Hội An, bạn có thể may áo dài ngay tại đó với giá rẻ, thời gian hoàn thành chỉ trong một ngày.
Những điều cô dâu cần chú ý khi mặc áo dài

- Kiểu cổ thuyền hay cổ tim cách điệu có thể tạo nét cá tính cho cô dâu nhưng phải cân nhắc xem có phù hợp với vóc dáng của bạn hay không.

- Không nên chọn loại vải quá mỏng, dễ tạo cái nhìn phản cảm cho những người lớn tuổi.
- Nên đội mấn trong đám hỏi, vừa "ăn gian" thêm chút chiều cao so với chú rể, vừa tạo sự trang trọng và khác biệt so với đội đỡ tráp.

- Khi may áo dài, nên may vừa khít với người nhưng không quá chật, để cô dâu "dễ thở" trong đám hỏi.

- Các kiểu quần áo dài cách điệu như tà dài, quần một ống... dù đẹp nhưng khi đi lại sẽ rất khó khăn, cô dâu nên cân nhắc khi chọn kiểu quần này.

- Khi đi, đứng, ngồi trong suốt lễ ăn hỏi nên ý tứ, chú ý để không bị quan khách hai họ đánh giá. Theo Ngôi sao

----------------------------------------------------------------
Cân bằng các món ăn trong thực đơn cưới
Điều quan trọng là bạn biết cân bằng giữa những món thông thường, dễ ăn với các món ăn lạ miệng, độc đáo.

Món ăn trong tiệc cưới sẽ quyết định phần nhiều sự thành công hay thất bại của đám cưới.

Phần tiệc cưới tại khách sạn sẽ chiếm đa số ngân sách cũng như công sức đầu tư của bạn. Trong đó, việc chọn thực đơn cưới là điều không khó nhưng cũng không phải dễ dàng. Khi lựa chọn thực đơn cho bữa tiệc, bạn phải đoán biết được các vị khách sẽ hài lòng với món gì và không thích món gì. Tất nhiên, sở thích của mỗi người khác nhau và không có phương án nào làm vừa lòng tất cả mọi người. Vì vậy, điều quan trọng là bạn biết cân bằng giữa những món ăn thông thường với các món ăn lạ miệng.

Chọn món

- Bạn nên sắp xếp trình tự phục vụ món ăn theo hương vị và đậm đà dần lên. Ví dụ, khi bắt đầu vào tiệc, bạn có thể chọn những món có hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn như món súp phổ biến hoặc chọn các món salad rau củ nhẹ nhàng, có thể dùng kèm hải sản như salad với sò, cá hồi, cá thu...

- Tiếp đến, bạn yêu cầu nhà hàng phục vụ dần món chính có hương vị đậm đà như thịt, cá, hải sản được chế biến với nước sốt hay gia vị đặc biệt. Nên phục vụ xen kẽ các món rau xanh để các vị khách khi ăn không cảm thấy chán. Điều cần lưu ý khi chọn thực đơn là không nên chọn nhiều món giàu chất đạm hoặc món chứa nhiều dầu mỡ, dễ khiến các vị khách nhanh bị no và cảm thấy đầy bụng.

- Một điều quan trọng khác là bạn phải xác định được thời gian phục vụ các món sao cho hợp lý, không nên để các món ra cách xa nhau, khiến mọi người ăn xong món trước rồi mà phải đợi lâu để được ăn món sau.

- Khi chọn món, bạn không nên chọn các món có nguyên liệu và cách chế biến tương đồng, ví dụ đã chọn bò thì thôi bê, hoặc đã chọn món rang rồi thì không chọn món rán. Một bữa cỗ ngon sẽ phải đảm bảo được sự kết hợp giữa món nước và món khô, món nguội và món nóng để mọi người cảm thấy ngon miệng, dễ ăn hơn.

Luôn chú ý cân bằng các món ăn, các cách chế biến món ăn là bí quyết để chọn được thực đơn ngon. Ảnh: Lovefood.

Số lượng món ăn

- Nếu là thực đơn theo kiểu Tây, các món ăn có nhiều chất đạm thì bạn nên chọn khoảng 6 món cho một bàn tiệc, bao gồm, 1 món súp, 1 món khai vị, 2 món chính, 1 món rau và 1 món tráng miệng.

- Nếu là thực đơn Việt truyền thống thì bạn nên có khoảng 9 món để thực đơn không quá nghèo nàn. Các món có thể bao gồm súp, rau, món nướng, các món giàu chất đạm, cơm hoặc xôi và món canh.

- Số lượng món ăn sẽ phụ thuộc vào thời lượng của buổi tiệc và chương trình trong tiệc diễn ra như thế nào. Nếu tiệc ngắn gọn, bạn có thể chọn số lượng món trung bình, nếu thời gian làm lễ kéo dài, bạn có thể tăng thêm các món nhưng nên giảm độ đạm để các vị khách ăn không cảm thấy chán.

-----------------------------------------------------------------
Làm mới nghi lễ trong tiệc cưới truyền thống

    Bạn có thể thay nghi lễ rót rượu champagne bằng việc rót cát màu với ý nghĩa tình yêu sẽ mãi hòa quyện như dòng cát.

    Việc biến tấu những nghi thức cũ sẽ khiến đám cưới của bạn thêm ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách mời hơn.
    Trong đa số các đám cưới tại Việt Nam, khoảng 15 phút mở đầu tiệc sẽ là các nghi thức quen thuộc, cô dâu chú rể cùng nhau đi lên sân khấu, cắt bánh, rót rượu, dâng rượu mời bố mẹ... Việc lặp lại kịch bản này sẽ khiến các vị khách cảm thấy tẻ nhạt, không chú ý theo dõi. Vì vậy báo Ngôi Sao sẽ gợi ý cho bạn một số cách làm mới các nghi lễ để tiệc cưới thêm thú vị. Thay đổi MC Thông thường, MC sẽ là người dẫn dắt, giới thiệu cô dâu chú rể lên sân khấu rồi khuấy động không khí tiệc. Tuy nhiên, chính cô dâu chú rể cũng có thể trở thành MC cho đám cưới của mình. Khi đó, đôi uyên ương sẽ là người đại diện của gia đình cảm ơn tới các khách mời và chia sẻ về câu chuyện tình yêu của họ. Với những lời giới thiệu gần gũi, tự nhiên của cô dâu chú rể, các vị khách sẽ thấy thích hơn khi nghe những câu khuôn mẫu của các MC chuyên nghiệp. Làm mới nghi thức cắt bánh Trong đám cưới truyền thống, cô dâu chú rể sẽ cùng nắm tay nhau dùng dao cắt dọc chiếc bánh cưới với ý nghĩa cùng chung tay làm mọi việc, sau đó đa số bánh cưới không được sử dụng đến. - Để làm mới nghi thức này, bạn có thể cùng nhau ăn miếng bánh đầu tiên. Điều này thể hiện rằng từ sau đám cưới, hai người sẽ cùng nhau chia ngọt sẻ ngọt bùi trọn đời. - Ngoài ra, bạn có thể thay việc cắt bánh bằng việc cùng nhau thắp một ngọn nến và đặt lên trên đỉnh chiếc bánh, tượng trưng cho ý nghĩa, tình yêu sẽ như ngọn nến soi đường cho đôi uyên ương dù đi đâu cũng trở về bên nhau. - Bạn cũng có thể cùng nhau đặt ngôi nhà, đôi chim hoặc bất cứ biểu tượng hạnh phúc của hai bạn lên tầng trên cùng của bánh cưới, thay cho lời hứa sẽ cùng nhau vun đắp hạnh phúc gia đình.
    Sau khi cùng nếm miếng bánh đầu tiên, cô dâu chú rể có thể cắt bánh mời các vị khách. .
    Làm mới nghi thức rót rượu champagne Nghi lễ truyền thống là cô dâu chú rể sẽ tay trong tay, cầm chai champagne rót vào tháp rượu đã được sắp xếp sẵn với ý nghĩa tình yêu của hai người sẽ tràn đầy, ấm nồng. - Nếu không muốn thực hiện nghi thức cũ này, bạn có thể thay thế bằng nghi thức rót cát. Với hai bình cát màu khác nhau và một chiếc lọ thủy tinh lớn, cô dâu và chú rể sẽ cầm mỗi một bình cát và cùng rót vào lọ thủy tinh để hai dòng cát hòa vào nhau. Đây là nghi lễ phổ biến ở phương Tây với ý nghĩa đôi uyên ương sẽ hòa quyện, gắn bó như dòng cát. Bạn cũng có thể thay cát bằng những hạt cafe hay các loại hạt khô, nhỏ khác. - Ngoài ra, thay vì rót rượu lên tháp ly, cô dâu chú rể có thể rót vào 6 chiếc ly nhỏ để hai người dâng lên cha mẹ hai bên.
    Bạn có thể sử dụng bình cát màu như một vật trang trí nhà cửa sau khi đám cưới kết thúc.
    Làm mới nghi thức dâng rượu - Thay vì cô dâu chú rể lần lượt dâng rượu tới từng bậc cha mẹ, gia đình có thể cùng quây quần, uống rượu mừng cùng nhau sau đó mời quan khách trong lễ cưới cùng chung vui. - Để phần dâng rượu này không nhàm chán, cô dâu chú rể nên có vài lời phát biểu, cảm ơn cha mẹ hai bên và cảm ơn các vị khách đã tới tham dự lễ thành hôn, như vậy vừa gây ấn tượng vừa khiến không khí lễ cưới thêm gần gũi, thân thiện.

------------------------------------

Ngày cưới là một ngày rất quan trọng và đặc biệt với các cô dâu. Chính vì nó rất đặc biệt nên có nhiều cô dâu muốn tự tay mình chuẩn bị tất cả mọi thứ trong bữa tiệc để
mọi thứ sẽ thật hoàn hảo và như mong muốn của mình. Ngay cả việc trang điểm và làm tóc cô dâu cũng đều muốn tự tay mình trang điểm và làm tóc tại nhà. Nhưng ngày cưới là một ngày quan trọng nên cô dâu cũng cần cẩn thận khi tự làm tại nhà và nên tham khảo một vài gợi ý dưới đây.

1. Những điều cần thiết
Để có thể tự trang điểm cho mình thì đòi hỏi đầu tiên cô dâu cần phải có đó là kiến thức cơ bản về trang điểm. Cô dâu cần phải biết lựa chọn các loại mỹ phẩm và màu sắc phù hợp với loại da của mình và hiểu rõ được những ưu và khuyết điểm trên gương mặt mình để khi trang điểm có thể lựa chọn cách trang điểm phù hợp nhất. Và cô dâu nên mặc áo cưới trước rồi mới trang điểm và làm tóc để chọn kiểu cho phù hợp với chiếc váy cưới nhất.

2. Những việc cần chuẩn bị

- Cô dâu muốn trang điểm để mình trở lên xinh đẹp trong tiệc cưới thì đầu tiên cô dâu phải xác định được phong cách của mình trong ngày cưới như cô dâu muốn mình trông quý phái, cổ điển, dịu dàng hay lộng lẫy,…. Để giúp cho việc trang điểm cô dâu đẹp hơn thì cô dâu cần phải biết chăm sóc da mặt khỏe mạnh, săn chắc và giảm bớt các vùng da bị thâm. Để làm được điều này thì cô dâu cần phải đưa ra chế độ chăm sóc da mặt cho mình trước ngày cưới. Bạn có thể tập thể dục để năng cao sức khỏe nhất là phần da mặt và có chế độ ăn uống phù hợp. Sử dụng thêm những loại mỹ phẩm dưỡng da để giúp cho da khỏe mạnh và trắng sáng hơn nhưng không nên lạm dụng nhiều và thử các sản phẩm mới.
- Cô dâu cần phải chuẩn bị thêm những dụng cụ làm tóc cần thiết cho kiểu tóc đã lựa chọn.
- Trước khi lựa chọn phong cách trang điểm cho mình cô dâu nên đến gặp các chuyên gia trang điểm để họ có thể tư vấn giúp bạn đưa ra quyết định và lựa chọn những loại sản phẩm và dụng cụ phù hợp với phong cách trang điểm của mình. Bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ các vật cần cho việc trang điểm.
- Bạn nên nhờ thêm người phụ giúp mình cho việc trang điểm và làm tóc và nên thử làm trước ngày cưới để mọi người nhận xét xem có được không.

3. Những lưu ý khi trang điểm

Cô dâu chọn cách tự làm tại nhà thì không nên chọn các kiểu quá cầu kì mà nên chọn các kiểu đơn giản, nhẹ nhàng sẽ làm bạn cảm thấy dễ dàng hơn. Nếu muốn trở lên lộng lẫy bạn nên nhờ đến các chuyên gia vì họ sẽ có nhiều dụng cụ và kinh nghiệm hơn trong việc này.
- Khi trang điểm mặt bạn phải nắm rõ độ sáng tối trên khuôn mặt để dùng phấn đúng cách, tránh trường hợp đánh quá dày làm bạn trông già hơn. Bạn cũng có thể dùng phấn nền để che bớt các khuyết điểm có trên khuôn mặt.
- Khi trang điểm mắt bạn không nên dùng quá nhiều màu nếu không có kinh nghiệm nhiều mà nên chọn một loại màu nhẹ nhàng, tươi tắn để trang điểm như màu hồng cam hay hồng nude. Khi trang điểm môi cô dâu nên dùng son dưỡng trước khi tô son và nên chọn màu son cùng tông màu với mắt. Bạn cũng nên chú ý chọn mắt hoặc môi để làm điểm nhấn cho khuôn mặt thì sẽ chọn điểm nhấn để trang điểm đậm hơn.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh và ánh sáng nơi tổ chức tiệc cưới mà bạn chọn cách trang điểm phù hợp nhất. Vì tổ chức lễ cưới vào sáng hay tối cũng đã khiến bạn phải thay đổi phong cách trang điểm nhạt hay đậm rồi.

4. Lưu ý khi làm tóc

Việc làm tóc sẽ dễ dàng hơn việc trang điểm nên bạn chỉ cần chú ý trước khi làm tóc phải chăm sóc cho tóc và cắt bỏ các phần tóc gẫy, chẻ ngọn.
Cô dâu nên chọn các kiểu tóc đơn giản không nên quá phức tạp và nhất là phải phù hợp với khuôn mặt của mình. Các kiểu cô dâu thường chọn làm như tóc xoăn thả hai vai, tóc tết bím thả sau hay buộc lệch.
-----------------------------------------------------------------------------
Khi tổ chức một đám cưới thì các cặp uyên ương không thể nào bỏ qua lễ đám hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Tuy nhiên để làm tốt được lễ đám hỏi thì bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề trước ngày tổ chức lễ thành hôn dưới đây.

1. Không gian buổi lễ
Không gian buổi lễ cần phải sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng ngăn lắp. Đặc biệt cần phải có một không gian yên tĩnh để hai bên gia đình có thể nói chuyện và bàn bạc với nhau về chuyện đại sự của đôi bạn trẻ.

2. Lựa chọn trang phục cho buổi lễ

Cô dâu có thể may một chiếc áo dài truyền thống có thể vừa sử dụng trong ngày lễ hỏi mà vừa có thể sử dụng trong lễ cưới và cũng có thể mặc trong các dịp lễ hội sau này. Và một diều quan trọng không kém đó là cô dâu cũng cần phải chuẩn bị cho mình một số đồ trang sức phù hợp với trang phục để làm cho cô dâu trở lên ấn tượng hơn trong buổi lễ.
Chú rể cần phải lựa chọn một chiếc comple và chiếc cà vạt phù hợp để sáng vai cùng cô dâu trong buổi lễ.

3. Cô dâu

Trong ngày lễ hỏi thì cô dâu không được đi lại tự do mà cô dâu phải ngồi trong phòng riêng của mình đợi chú rể hoặc bố mẹ đón ra để thắp hương trước bàn thờ gia tiên và sau đó mới ra mắt bạn bè và người thân hai họ.
4. Các lễ vật trong lễ ăn hỏi

Khi nhà trai đưa lễ vật cho nhà gái thì nhà gái không được úp xuống mà phải để ngửa lên, hoặc khi lấy cau thì điều cần chú ý đó là không được dùng dao cắt mà chỉ được dùng tay xé.

Chia bánh kẹo: khi chia bánh kẹo thì bạn nên để ý cần phải chia theo số chẵn, còn cau thì bạn nên chia theo quả chứ không nên cắt hoặc chia nhỏ ra thành các miếng riêng biệt và con số biếu cũng là số chãn.

Khi đưa lễ vật cô dâu và chú rể có thể kèm theo tấm thiệp cưới để thông báo ngày giờ và địa điểm tổ chức đám cưới cho mọi người biết và xắp xếp công việc thời gian để tham dự bữa tiệc cưới sắp được diễn ra.
------------------------------------------------------------------------------------

Tổ chức đám cưới luôn khiến cô dâu chú rể căng thẳng, bởi nó là buổi lễ trọng đại của đời người. Tuy nhiên, để tiết kiệm, bạn nên tự lên kế hoạch đám cưới. Thay vì ngồi lo lắng, than vãn về số tiền phải chi cho đám cưới, hãy tận dụng thời gian để tự lên kế hoạch đám cưới.
Việc lên kế hoạch cần phải bắt đầu sớm và liệt kê cụ thể những thứ bạn cần làm. Hãy dùng máy tính để lập các bảng kế hoạch và list công việc phải làm, phải mua sắm. Dùng mạng internet để tìm các chương trình khuyến mại và tận dụng nó. Việc bạn tự tay lên kế hoạch đám cưới sẽ giúp bạn chủ động được việc thu – chi và cân đối ngân sách.
Lựa chọn đồ trang trí đám cưới phù hợp

Hãy xem các tạp chí cưới hay các trang web về tổ chức đám cưới, bạn sẽ hình dung cụ thể hơn về không gian của đám cưới. Từ đó, bạn có thể quyết định cắt giảm cái gì, thay thế cái gì cho phù hợp mà vẫn đảm bảo có một lễ cưới lung linh.
Chỉ bằng vài phép tính đơn giản bạn sẽ thấy, một vài thay đổi nhỏ cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền khá. Ví dụ, nếu hoa hồng quá đắt, bạn có thể thay thế nó bằng một loại hoa nào đó phù hợp nhưng rẻ hơn, nếu những cây nến trang trí không cần thiết hãy bỏ chúng đi,...
Hãy tự làm tóc và trang điểm

Tự làm tóc và trang điểm cho mình là cách tuyệt vời để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đã có những kĩ năng trang điểm cơ bản, bạn chỉ cần lên mạng và tìm kiếm những xu hướng trang điểm phù hợp cho mùa cưới năm nay. Hãy tích cực xem những videodạy cách trang điểm và cách làm tóc cô dâu. Bạn hãy cùng xem với một vài người bạn, chính họ sẽ cho bạn những nhận xét khách quan nhất.
Tuy nhiên, để việc tự trang điểm và làm tóc của bạn thành công mỹ mãn, trước khi thực hiện trong lễ cưới, bạn nên thực hành cho tới khi bạn hoàn toàn hài lòng và nhận được sự đồng tình từ phía những người bạn. Với việc tự trang điểm và làm tóc, bạn có thể tiết kiệm thêm cho mình một khoản.
Nhờ sự giúp đỡ của người quen

Với sự hỗ trợ của người quen, bạn bè ta sẽ giúp tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ. Nếu bạn cần hoa trang trí đám cưới hãy nhờ người thân, bạn bè giới thiệu để được giá tốt hơn. Hay, thay vì phải thuê một bác phó nháy hãy tìm đến sự giúp đỡ của người quen biết chụp những tấm ảnh đẹp.
Nếu bạn thuê một người thợ chụp ảnh, quay phim, bạn đừng hi vọng họ sẽ lựa chọn rồi chỉ in cho bạn những tấm ảnh đẹp nhất và ưng ý nhất. Ngược lại với mong muốn của bạn, họ sẽ in nhiều nhất có thể để lấy từ bạn một khoản chi khổng lồ. Khi nhờ một người bạn, bạn vừa có thể lựa chọn khi in ảnh, vừa có thể gửi cho người thân những tấm hình có mặt họ trong tiệc cưới của bạn. Điều này sẽ nói giúp bạn lời cảm ơn với họ sau tiệc cưới.
Trang phục của phù dâu

Bạn muốn đám cưới đặc biệt hơn với sự xuất hiện của các phù dâu? Hãy khoan nghĩ ngay đến việc sẽ mua hoặc thuê toàn bộ trang phục cho các phù dâu trong tiệc cưới của bạn. Bạn hãy tìm hiểu xem trong số những người thân thiết với mình, những ai có trang phục phù hợp cho một phù dâu, hoặc chính họ cũng sẽ là một phù dâu phù hợp nhất với trang phục của mình.
Trong trường hợp muốn tăng độ “hoành tráng” cho đội ngũ phù dâu, bạn có thể mua hoặc thuê váy. Tuy nhiên, không nhất thiết phải mua hay thuê ở những cửa hàng cung cấp đồ cô dâu, bạn có thể dễ dàng thuê những bộ váy phù dâu ở các cửa hàng thời trang bình thường. Những cửa hàng này thường có giả rẻ hơn rất nhiều và bạn sẽ tiết kiệm được thêm một khoản tiền nữa.
Mua đồ cũ, thuê hoặc mượn trang phục cưới

Không nhất thiết những trang phục cưới của bạn phải hoàn toàn mới hoặc được thiết kế sang trọng, đắt tiền. Trước khi quyết định đặt may một chiếc váy cưới đắt tiền hay bộ comple hàng xịn để chú rể thật sang trọng. Các bạn nên đến các cửa bán trang phục cưới đã qua sử dụng hay lên các website rao vặt, kiểm tra các mục thanh lý đồ cưới. Những trang phục này thường được những người cưới trước đó bán lại sau đám cưới của họ. Vì vậy mà chúng được giữ gìn cẩn thận và còn mới.
Trong trường hợp bạn muốn tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể đi thuê trang phục cưới. Hãy chọn cho mình những trang phục phù hợp và quan trọng là phải giúp bạn trông thật đẹp và quyến rũ trong lễ cưới.
-----------------------------------------------------------------------
Thuê một chiếc xe cưới hoàn hảo là mong muốn của rất nhiều cô dâu chú rể. Tuy nhiên để lựa chọn xe đón dâu hoàn hảo và vừa ý của các cặp đôi uyên ương thì không phải là một việc dễ dàng. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài lời khuyên và kinh nghiệm chọn xe đón dâu giúp cho các cặp đôi uyên ương có thể dễ dàng lựa chọn được một chiếc xe hoa ấn tượng trong ngày lễ trọng đại của mình.

1. Cần có sự chuẩn bị sớm

Trong ngày cưới cô dâu chú rể có rất nhiều việc cần phải làm, chính vì vậy việc chuẩn bị một chiếc xe cưới sớm là một việc rất cần thiết. Việc lựa chọn sớm sẽ giúp cô dâu chú rể có đủ thời gian lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, đời xe và cách trang trí cho chiếc xe hoa của mình.
2. Hỏi rõ đời xe

Khi lựa chọn xe cưới, việc đầu tiên bạn cần làm đó hính là hỏi rõ đời xe , năm sản xuất, model của chiếc xe để có thể dễ dàng so sánh được giá cả giữa các cửa hàng có dịch vụ cho thuê xe cưới. Và điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cửa hàng thuê xe và thỏa thuận về giá cả dễ dàng hơn với nhân viên trong cửa hàng.

3. Cung cấp rõ lịch trình của chiếc xe

Khi chọn được chiếc xe cưới phù hợp với phong cách của mình thì các cặp đôi uyên ương cần phải cung cấp chính xác, rõ ràng về thời gian thuê chiếc xe là bao lâu? địa điểm xuất phát, địa điểm đến của chiếc xe, để cửa hàng sẽ chuẩn bị, sắp xếp người lái xe phù hợp với thời gian địa điểm yêu cầu của bạn và mặt khác điều này cũng sẽ giúp bạn biết được mức giá cả mà bạn phải chi tiêu trong quá trình thuê xe trong cửa hàng, giúp bạn thỏa thuận và ký hợp đồng với cửa hàng để tạo sự tin tưởng chắc chắc.
4. Lựa chọn xe đi cùng xe cưới

Khi đã lựa chọn được một chiếc xe hoa ưng ý thì bạn cần phải lựa chọn thêm nhưng chiếc xe để chở họ hàng bạn bè của hai bên gia đình trong việc đón dâu đưa, đón dâu được thuận tiện. Việc này bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ để lựa chọn sao cho thật phù hợp về màu sắc và kiểu dáng để có thể tôn thêm vẻ đẹp của chiếc xe hoa của bạn..