Nghi Thức Cổ Truyền Và Hiện Đại

https://goo.gl/KbVfNf

https://goo.gl/ngMYPh

https://goo.gl/4wnFVf

http://lecuoiviet.blogspot.com/2007/04/le-cuoi-nguoi-viet.html

Trong phong tục của người Việt, Lễ cưới là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hai gia đình và có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó, cả xưa và nay, mọi người đều rất coi trọng. Đây cũng chính là nghi lễ được xã hội quan tâm nhiều hơn cả.Trước đây, người ta gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo từ "hôn lễ" trong tiếng Hán). Điều đó chứng tỏ vị trí rất quan trọng của lễ này trong hệ thống hôn lễ. Ý nghĩa của lễ này là công bố sự thành hôn của đôi trai gái, vì thế lễ này còn gọi là lễ thành hôn. Tuy nhiên, thực tế lễ cưới bao gồm hai nghi lễ lễ vu quy nơi nhà gái và lễ thành hôn nơi nhà trai, sau khi đã đón dâu về.Ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn đôi trai gái trước pháp luật đương nhiên là vợ chồng và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chứ không phải tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ cưới nhiều vấn đề xã hội diễn ra, khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào đó, "ma chê cưới trách". Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi sự khen chê ấy không đồng nhất, thậm chí còn đối lập nhau. Ví dụ: ngày nay một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ.

Bái tổ tiên : Lễ này muốn nhắc nhở mọi người luôn phải nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của mình.Ngày nay các đôi trai gái còn có lễ tạ ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh thân mình cho độc lập - tự do của dân tộc

Lễ trao nhẫn : Nhẫn cưới được làm hình tròn, nó biểu tượng cho tình yêu không có điểm đầu và điểm kết thúc. Chú rể đeo nhẫn cho cô dâu, cô dâu đeo nhẫn cho chú rể. Đây là nghi lễ không thể thiếu, nó tượng trưng cho đôi trai gái đã trao cho nhau tất cả tình yêu mãnh liệt, tâm hồn thể xác họ luôn thuộc về nhau

Lễ tạ công ơn sinh thành : Ngày trước các đôi trai gái vào ngày thành thân phải khấu đầu 3 lần để tạ công sinh thành của ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính. Ngày nay nghi lễ này đã được các nhà tổ chức chuyển đổi sang nghi lễ Rót rượu kính cha mẹ để bày tỏ sự hiếu kính của đạo làm con.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời ký "mở cửa", theo đó một số nghi lễ cưới hỏi của nước ngoài cũng được du nhập vào nước ta. Ở đâu đó đã xuất hiện các tiệc cưới mà khách mời đến đầy đủ rồi cô dâu chú rể mới xuất hiện. Hoa và dây màu được tung lên chào đón, chúc mừng đôi uyên ương, một chiếc bánh cưới rất đẹp được đặt nơi trang trọng nhất của phòng tiệc, lễ rót rượu champagne mới lạ, lôi cuốn sự chú ý của mọi người, khác với phong tục truyền thống lâu đời nay ta vẫn gặp. Tất cả tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Chúng tôi xin được giới thiệu thêm để các bạn tham khảo.

Lễ giao tay nâng rượu : Biểu tượng cho sự tâm đầu ý hợp của đôi trai gái. Đôi trai gái nhâm nhi thưởng thức sự ngọt ngào men nồng của tình yêu đôi lứa. Trong lúc này các nhà tổ chức chuyên nghiệp thường hướng tất cả sự chú ý của toàn bộ khách mời tới Cô dâu - Chú rể và dành cho họ tràng pháo tay thật lớn. Lúc đó cảm xúc trào dâng trong khoảnh khắc tuyệt vời của đôi trai tài gái sắc

Lễ cắt bánh cưới : Bánh cưới có thể được làm to hay nhỏ, 3 - 5 tầng, nhưng lễ này tượng trưng cho đôi trẻ cùng nhau tận hưởng sự ngọt ngào, êm ái của tình yêu, thể hiện sự may mắn trong cuộc sống sinh sản của Cô dâu - Chú rể.

Lễ rót rượu champagne : Ở đây, tháp champagne được xếp 5 - 7 tầng, mỗi tầng là hình tam giác được xếp chồng lên nhau bởi những chiếc ly trong suốt. Lễ này tiêu biểu cho tình yêu của đôi trai gái rất trong trắng và luôn bền vững. Bởi lẽ tháp champagne là hình tượng vĩnh hằng một khối thống nhất. Chú rể mở rượu champagne tiếng nổ tượng trưng báo hỷ, sau đó chú rể cầm chai champagne, cô dâu đỡ chai rượu rót chảy tràn trên những chiếc ly - có ý nghĩa hạnh phúc của họ là mãi mãi, luôn tràn đầy như những ly rượu. Sau đó chú rể nhấc hai ly rượu, đưa cho cô dâu một ly, hai người khoác tay nhau cùng uống, điều này bảy tỏ sự tâm đầu ý hợp chung thủy muôn đời.

--------------------------------------

Nghi thức lễ ăn hỏi gồm những bước và thủ tục gì?
1. Chuẩn bị trước buổi lễ


- Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7 đến 15 tráp tùy nhà, còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn). Trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.
- Tùy số lượng tráp, nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp.
- Hai nhà lựa chọn ra một giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
- Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị.


2. Màn chào hỏi và trao lễ vật



- Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.
- Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.
- Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.

3. Mời nước, trò chuyện


- Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.

- Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến.
- Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.
- Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.

4. Cô dâu ra mắt hai gia đình


- Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi).
- Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.

5. Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái


- Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.

- Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

6. Bàn bạc về lễ cưới


- Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.

- Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

7. Nhà gái lại quả cho nhà trai


- Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.

- Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
- Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.
Thông thường, lễ ăn hỏi diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.
----------------------------------------------------
Lễ đón dâu ở Việt Nam gồm các thủ tục gì? Tiến hành thế nào? Một số gia đình nhà trai phải có lễ xin dâu trước lễ đón dâu, còn một số khác lại gộp lễ xin dâu và lễ đón dâu làm một.
Cũng giống như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu đều có những quy tắc và thủ tục riêng mà không phải đôi uyên ương nào cũng nhớ hết. Báo Ngôi Sao sẽ giúp bạn tóm tắt những nghi lễ chính trong lễ đón dâu truyền thống của người Việt để các cặp đôi sắp cưới biết rõ được trình tự ngày thành hôn:


1. Lễ xin dâu


Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là mẹ chú rể cùng cô hoặc bác thân thiết sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thường muốn tranh thủ thời gian trong buổi lễ đón dâu nên thường gộp lễ xin dâu và đón dâu vào làm một, mẹ chú rể sẽ không phải đến nhà gái trước nữa.

- Nếu hai gia đình thống nhất nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một thì trước khi đến nhà gái, nhà trai chuẩn bị một cơi trầu để làm thủ tục xin dâu. Khi gộp hai lễ, lễ xin dâu phải diễn ra rất nhanh để lễ đón dâu được tiếp tục.

2. Màn chào hỏi, tuyên bố lý do


- Sau khi lễ xin dâu đã xong, nhà gái cho người mời nhà trai vào nhà, cùng ổn định chỗ ngồi và mời nước các thành viên trong đoàn.
- Đại diện nhà trai sẽ giới thiệu thành phần tham dự lễ đón dâu và trình bày nguyện vọng được đón cô dâu mới về nhà chồng.
- Đại diện nhà gái cũng sẽ có phần phát biểu đáp lại, đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.

3. Cô dâu ra mắt gia đình


- Sau khi đại diện hai nhà phát biểu xong, nhà gái cho phép chú rể được lên phòng đón cô dâu xuống chào họ hàng. (Cũng giống như trong lễ ăn hỏi, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện).

- Chú rể cũng sẽ tặng bó hoa cưới cho cô dâu.

4. Cô dâu chú rể mời nước họ hàng và thắp hương tại nhà gái


- Sau khi chú rể đón cô dâu, hai người sẽ cùng nhau rót nước mời các thành viên của hai nhà.

- Tiếp đến, bố mẹ cô dâu hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tại miền Nam, trong đám cưới còn có một phong tục quan trọng không thể thiếu, đó là nhà trai phải mang một đôi nến to (đèn cầy) có hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái, còn nhà gái chịu trách nhiệm chuẩn bị chân nến. Các loại chân cắm và nến này đều phải có cùng kích cỡ với nhau.

5. Nhà gái căn dặn cô dâu trước khi về nhà chồng và lễ đón dâu kết thúc


- Mẹ cô dâu sẽ căn dặn con gái một số điều trước khi về nhà chồng và tặng quà hồi môn như kiềng vàng, nhẫn…

- Sau khi thủ tục dặn dò, trao quà đã xong, đại diện nhà trai sẽ phát biểu, xin phép được đón cô dâu về nhà. Một số nơi còn có phong tục khi cô dâu bước ra cửa, theo chồng, cô dâu không được ngoái đầu lại nhìn về nhà mẹ.
- Một số thành viên trong gia đình nhà gái cũng sẽ theo đoàn nhà trai đưa cô dâu về nhà mới. Theo tục lệ truyền thống, bố cô dâu sẽ là người đưa con gái về nhà chồng, mẹ đẻ không đưa dâu.


6. Làm lễ ra mắt cô dâu mới và tiến hành lễ thành hôn tại nhà trai

- Khi về đến nhà chú rể, đại diện nhà trai sẽ giới thiệu các thành viên tham dự lễ thành hôn.

- Đại diện nhà gái cũng giới thiệu thành phần gia đình có mặt trong lễ thành hôn.
- Đại diện nhà trai hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
- Đại diện nhà trai sẽ tặng quà cưới cho cô dâu chú rể.
- Đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu chú rể và họ hàng nhà gái lên xem phòng tân hôn. Ý nghĩa của việc này là nhà trai sẽ cho nhà gái thấy hoàn cảnh, điều kiện gia đình mới mà cô dâu sẽ gắn bó trọn đời.
Khi đưa cô dâu chú rể lên phòng tân hôn, một số gia đình còn chuẩn bị lễ trải giường tân hôn cho cặp uyên ương mới trước sự chứng kiến của gia đình nhà gái. Nghi lễ trải giường cưới phải do một người phụ nữ trong gia đình họ nhà trai thực hiện, đặc biệt, người này phải có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và phải sinh được cả con gái, con trai. Theo người xưa quan niệm, những người phụ nữ như vậy sẽ đem đến hạnh phúc và con đàn cháu đống cho đôi uyên ương.
Nếu không làm nghi thức này, gia đình nhà trai có thể trải giường, chuẩn bị phòng tân hôn trước khi đi đón dâu.
Có quan niệm, khi đón dâu về nhà, mẹ chồng không nên giáp mặt cô dâu mới, để tránh xung khắc sau này.

7. Cô dâu chú rể mời nước hai gia đình, lễ thành hôn kết thúc

- Đôi vợ chồng trẻ sẽ rót nước mời các vị quan khách tham gia lễ thành hôn.

- Nhà gái dặn dò cô dâu về cuộc sống tại nhà chồng sau này.
- Nếu hai gia đình tổ chức tiệc cưới chung tại khách sạn, nhà hàng, sau khi lễ thành hôn kết thúc, cả hai sẽ cùng đến tiệc cưới. Nếu hai nhà tổ chức riêng, nhà gái phát biểu, xin phép ra về và cảm ơn nhà trai đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của cô dâu mới. 

------------------------------------------------

Những lưu ý trong lễ lại mặt sau đám cưới

    Thời điểm cô dâu chú rể về nhà gái lại mặt sẽ tùy thuộc khoảng cách xa gần giữa hai nhà nhưng không nên để quá 5 ngày sau đám cưới.

    Trước kia, cô dâu chú rể phải chuẩn bị lễ vật với đầy đủ trầu cau, xôi, thịt... để mang về nhà gái làm lễ lại mặt, nhưng hiện nay phong tục cưới đã giản tiện hơn.
   
1. Ý nghĩa
    Lễ lại mặt, hay còn gọi là lễ nhị hỷ, là một trong những phong tục cưới hỏi không thể thiếu trong văn hóa người Việt Nam. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới truyền thống có thêm ngày lại mặt, chính là dịp để cô dâu gặp lại gia đình, để bớt đi nỗi nhớ nhung. Nếu cô dâu vẫn còn bỡ ngỡ, buồn bã trong gia đình mới, khi trở về nhà, cha mẹ đẻ cũng sẽ có vai trò là người thuyết phục và vỗ về, giúp tân nương thoải mái và ý thức được trách nhiệm mới của mình.
    Ngoài ra, lễ lại mặt còn là dịp để chú rể gần gũi, thân thiết hơn với gia đình, vì đây là thời điểm chính thức đầu tiên sau đám cưới, tân lang về chào bố mẹ vợ với cương vị là con rể sau khi hôn lễ kết thúc. Với ý nghĩa gắn bó quan hệ trong gia đình như vậy, hầu hết các đám cưới đều phải có lễ lại mặt.

    2. Thời gian

    Từ xưa tới nay, lễ lại mặt thường diễn ra trong vòng 5 ngày kể từ ngày cưới. Tùy theo khoảng cách xa gần, cũng như việc xem ngày của từng gia đình mà nghi lễ này diễn ra vào tùy ngày cụ thể. Ví dụ, nếu gái và nhà trai ở cùng thành phố, cô dâu chú rể có thể về nhà gái lại mặt vào ngay sáng hôm sau đám cưới. Ngược lại, nếu khoảng cách hai nhà xa, cách nhau hàng trăm kilomet, lễ lại mặt sẽ dời lại vài ngày, để đôi uyên ương nghỉ ngơi sau lễ cưới.

    Với các gia đình cầu kỳ, nhà gái sẽ đi xem ngày để chọn được ngày giờ hoàng đạo, giờ đẹp để cô dâu chú rể về làm lễ lại mặt. Ví dụ nếu đôi uyên ương cưới vào sáng mùng 4 âm lịch, lẽ ra lại mặt vào ngày mùng 5 hôm sau, nhưng nhiều nhà kiêng đi lại vào mùng 5 nên đôi uyên ương phải về nhà gái ngay trong tối mùng 4.

    Khi về nhà, sau khi chào hỏi cha mẹ, cô dâu chú rể phải thắp hương trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng thành kính

    3. Các chuẩn bị

    Trong văn hóa truyền thống, lễ lại mặt khá cầu kỳ, bắt buộc phải có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các gia đình đã giản tiện nhiều, lễ vật không quá cầu kỳ mà chỉ đơn giản như hoa quả, bánh kẹo... như món quà ra mắt gia đình. Cô dâu chú rể có điều kinh tế có thể chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ gia tiên.

    Về phía gia đình nhà cô dâu, cha mẹ cô dâu sẽ làm cơm mời con rể và con gái. Tuy nhiên bữa cơm này chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết, không cần mời thêm họ hàng hay bạn bè. Nếu có nhiều thời gian, sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và dùng cơm cùng gia đình, cô dâu chú rể có thể ghé qua thăm họ hàng và những người thân thiết khác.

    4. Lưu ý trong lễ lại mặt

    - Trong hầu hết các trường hợp, bắt buộc cả cô dâu và chú rể đều phải có mặt trong lễ lại mặt để coi như là sự tôn trọng với gia đình và làm trọn đạo hiếu.

    - Đa số các gia đình cho rằng cô dâu chú rể phải về từ sáng sớm, không được lại mặt lúc tối muộn, trừ những trường hợp giờ hoàng đạo quá khắt khe, phải tuân theo.
    - Các vật phẩm trong lễ lại mặt ít hay nhiều, cầu kỳ hay đơn giản đều tùy thuộc vào phong cách, nếp sống của từng gia đình. Đây được coi như một phong tục đẹp trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt mà các gia đình nên gìn giữ, duy trì.

---------------------------
Trình tự và thủ tục của lễ ăn hỏi ở Việt nam

Nhà trai phải tính toán thời gian đi lại và phải đến nhà gái đúng giờ đẹp để tiến hành nghi thức lễ ăn hỏi.
Hầu hết các đôi uyên ương đều biết lễ ăn hỏi là nghi thức truyền thống cần có trong đám cưới ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình của nghi lễ này. Vì vậy báo Ngôi Sao sẽ tóm tắt những công đoạn sẽ diễn ra trong buổi lễ ăn hỏi để các bạn trẻ không khỏi lúng túng và bối rối.
1. Chuẩn bị trước buổi lễ
- Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7 đến 15 tráp tùy nhà, còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn). Trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.
- Tùy số lượng tráp, nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp.
- Hai nhà lựa chọn ra một giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
- Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị.
2. Màn chào hỏi và trao lễ vật
- Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.
- Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.
- Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.
3. Mời nước, trò chuyện
- Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.
- Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến.
- Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.
- Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.
4. Cô dâu ra mắt hai gia đình
- Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi).
- Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.
5. Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái
- Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.
- Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
6. Bàn bạc về lễ cưới
- Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.
- Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.
7. Nhà gái lại quả cho nhà trai
- Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.
- Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
- Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.

Thông thường, lễ ăn hỏi diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.