Làm Gì Cho Lễ Cưới


Bạn sẽ bắt đầu kế hoạch đám cưới của mình như thế nào? Bạn muốn một lễ cưới như đúng hình dung của mình hồi còn 5 tuổi hay một tiệc cưới hợp thời hiện đại nhất? Vậy hãy thật tập trung nhé vì mọi thứ chẳng quá khó khi bạn thực hiện đúng các bước sau đây:

1. Tưởng tượng một lễ cưới hoàn hảo của riêng mình

Trước khi bạn thông báo với cả thế giới rằng bạn sẽ đính hôn thì mọi người đều cho rằng họ sẽ được mời đến lễ cưới của bạn. Lúc này đây bạn phải hết sức bình tĩnh, ngồi xuống xem xét lại vấn đề kinh tế, thảo luận về ngày tháng, kích cỡ, phong cách của tiệc cưới. Hãy nhớ rằng tất cả những điều này tùy thuộc vào sở thích, phong cách của chính bạn và người bạn đời chứ không phải từ sự bắt chước một cách ngây ngô của lễ cưới một người bạn. Để chắc chắn hơn, bạn có thể tìm hiểu và chọn cho mình một hình ảnh cô dâu riêng, sau đó là hoa và bánh cưới.

2. Lên danh sách
Bữa tiệc nào mà có thể thiếu khách mời? Hãy luôn nhớ rằng sẽ có rất nhiều dạng khách mời, có thể là cả hai vợ chồng , có người lại đi một mình, hoặc phát sinh thêm người đi kèm. Vì vậy hãy lưu ý lượng khách mời càng đông, thì chi phí cho lễ cưới sẽ càng nhiều. Việc quản lý được danh sách khách mời sẽ giúp bạn nắm vững tốt số lượng bàn cần đặt.

3. Khả năng tài chính
Thực ra, mọi vẻ đẹp lộng lẫy quyến rũ của bất kỳ đám cưới nào cũng phải mất tiền. Vì vậy việc lập ra một khoản tài chính thực tế ngay từ khi bắt đầu có thể tiết kiệm những khoản phát sinh ngoài ý muốn. Đưa ra những con số, tham khảo bà con và quyết định một con số chính xác. Trước khi hành động hãy liệt kê những vấn đề ưu tiên. Khách mời quan trọng hơn hay địa điểm tổ chức? Một khi bạn biết được những thành phần không thể thiếu, bạn sẽ có những ý kiến chính xác hơn, rõ ràng hơn để biết nên sử dụng số tiền như thế nào?

4. Tạo một cuốn sổ kế hoạch

Hãy nhớ rằng, những tấm hình nói lên được rất nhiều điều. Món quà tuyệt vời nhất bạn tự tặng mình là một máy ảnh chụp lấy ngay với nhiều phim dự sẵn. Bạn sẽ không thể nào biết được phải tiêu tốn bao nhiêu cho những ham muốn về hoa, sở thích hay bất kỳ một vật cưới kèm theo.

Bạn phải chia ra mục nhỏ trong cuốn sổ: thông tin liên lạc với các cửa hàng, danh sách khách mời, phụ dâu, phụ rể, nghi thức, thiệp mời, địa điểm, thực đơn, đồ uống, hoa và các chi tiết trang trí, liệt kê những mục cần kiểm tra, thời gian biểu, các khoản chi tiêu, những việc phát sinh... Các mục này phải chia ra rõ ràng, nhớ là đừng quên chừa chỗ trống để những mẩu hình hay bài từ tạp chí giúp ích cho bạn trong việc lên kế hoạch.

5. Chọn ngày

Bạn có bao giờ mường tượng một lớp tuyết phủ mỏng trên con đường khi bạn cầm tay người chồng tương lai của mình cùng đến bàn lễ cưới? Hay một đêm hè ấm áp bạn khiêu vũ cùng chú rể dưới bầu trời đầy sao? Hãy quyết định thời gian nào trong năm bạn muốn cưới chồng và hai ngày đính hôn để quyết định lựa chọn.

6. Chọn địa điểm tổ chức

Hầm rượu vang, sở thú, vườn hoa sinh học hay một bãi biển... hãy để trí tưởng tượng của bạn lựa chọn điểm cưới của mình. Nhưng nhớ là ví trí lý tưởng nhất là phải gần vùng bạn đang sinh sống và có thể điều chỉnh lượng khách mời của bạn. Bạn muốn sẽ có bao nhiêu sự kiện tại mỗi địa điểm tổ chức trong một ngày hay liệu nó thể "che dấu" được các khoản chi phí. Có thể tham khảo tại một số trang web, tạp chí để tìm kiếm thêm thông tin về những địa điểm tổ chức trong khu vực mình đang sinh sống.

7. Những người thân

Bạn muốn cô bạn thân từ thuở mẫu giáo đứng cạnh mình trong ngày trọng đại này. Nhưng những người khác thì sao? Hãy giao cho những bạn bè thân thiết hoặc những người thân trong gia đình một việc gì đấy để họ cảm thấy mình quan trọng, không trở thành một người "thừa". Chẳng hạn như là người hướng dẫn khách đến chỗ ngồi, người trực bàn để khách ký tên hay là người trông thùng phong bì... Hãy cho họ cảm thấy là một phần cuộc sống của bạn.

8. Đi sắm đồ chọn áo cưới
Xerm qua hơn 20.000 album ảnh cưới của các cô dâu chú rể và những vật phụ trang để tìm ra một chiếc áo cưới ưng ý sẽ làm bạn phải hao hơi tốn sức đấy. Vì vậy hãy chọn ngay một tiệm tư vấn ngay gần nhà và yêu cầu những chủ tiệm những chiếc váy cưới ít nhất là 6 tháng trở lại đây. Đừng quên mang theo vớ, giầy, áo nịt không dây, đồ kẹp tóc khi đến cửa tiệm. Cũng nên thể hiện phong cách của mình cho chủ tiệm biết để người ta có thể tư vấn cho bạn kiểu váy, và đầu tóc phù hợp. Đây cũng là thời điểm bạn bắt đầu chú ý đến vóc dáng của mình rồi đấy. Hãy biến mình thành một nàng công chúa trong bộ váy hằng mơ ước này.

9. Tiến hành
Hãy đặt chỗ trước tiệm cưới cũng như địa điểm cưới càng sớm cáng tốt, ít nhất là ngay khi bạn quyết định ngày tổ chức đám cưới. Hãy tận dụng những dịch vụ trọn gói và đặt theo thứ tự sau: nghi thức, địa điểm tổ chức lễ cưới, người chủ trỉ buổi lễ, quản lý khách sạn mà bạn sẽ tổ chức tiệc, ban lễ tân, nhà quay phim, chụp hình, người phụ trách hoa tươi, nhà làm bánh cưới, người phụ trách nội thất, và cuối cùng là công ty cho thuê mướn các dịch vụ cưới hỏi.

Để kiếm được một nơi ưng ý thật không dễ dáng chút nào vì vậy nếu có một đại điểm nào thỏa mãn khoảng 80% yêu cầu của bạn cũng đừng nên bỏ qua.

10. Hạn chế mua sắm

Nếu bạn có nghiện mua sắm quá thì cũng nên nhớ rằng khách mời của bạn cũng đang mua quà cho mình đấy. Hãy kiềm chế nếu bạn muốn mua những đồ vật trong gia đình tương lai của mình. Trước tiên chỉ sắm những thứ cơ bản phục vụ cho cuộc sống ban đầu. Khi lễ cưới kết thúc, trải qua tuần trăng mật tuyệt vời rồi, bạn hãy làm cho ngôi nhà thân yêu trở nên tiện nghi hơn. Cách này cũng có thể tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí không nhỏ để lo chu đáo cho bữa tiệc đám cưới của mình.

Nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè. Hãy đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân. Đừng vì sĩ diện hay vì quá đầy đủ mà từ chối sự giúp đỡ hướng dẫn của họ, những người đi trước luôn cho bạn những kinh nghiệm rất quý báu đặc biệt là người mẹ thân yêu của bạn!



Đám cưới - nên và không nênLời khuyên từ các chuyên gia trang điểm, thời trang, mỹ phẩm và tổ chức cưới chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc đồng thời tránh được những khúc mắc khó chịu trong ngày trọng đại.

Chọn nhẫn cưới

Nên: Khi lựa chọn nhẫn cưới, hãy quan tâm đến bạn bè rộng của chiếc nhẫn. Nếu bàn tay của bạn lớn, các ngón tay của bạn lớn, các ngón tay mập thì hãy chọn những chiếc nhẫn có bề rộng mỏng. Ngược lại, với các bạn gái có ngón tay dài và gầy, hãy chọn chiếc nhẫn dày hơn một chút để tạo sự cân bằng.

Không nên: Lựa chọn nhẫn đôi giống y hệt nhau bởi vì kiểu dáng của nhẫn đôi rất hạn chế, thường thì nếu cô dâu đeo đẹp, nhẫn của chú rể lại trông hơi nữ tính. Do đó, phong cách hiện đại cho phép nhẫn của cô dâu và chú rể chỉ cần giống nhau ở một chi tiết nào đó là đủ.

Chọn hoa cưới

Nên: Cách kết hoa lạ mắt, ấn tượng sẽ khiến khách khứa phải dõi mắt theo bạn. Hãy thử với những ý tưởng mới mẻ và bạn sẽ thấy mình là một cô dâu đặc biệt.

Không nên: Chọn loại hoa quá hiếm và phải nhập khẩu, chọn loại hoa không đúng mùa là một sai lầm lớn bởi giá tiền sẽ cao và bạn sẽ gặp phải rủi ro khi hoa không được mang đến đúng hẹn.

Khâu tổ chức

Nên: Kiểm tra lại một lượt tất cả thông tin vào buổi tối trước hôm cưới. Gọi điện cho từng người hoặc tổ chức một buổi họp mặt để nhắc nhở công việc. Với một đám cưới quy mô có kèm ban nhạc và chương trình giải trí, một buổi tập dượt trước ngày trọng đại là điều vô cùng cần thiết.

Không nên: Không kiểm tra lịch phân công công việc và những việc cần làm trong ngày cưới. Bạn sẽ phải cuống cả lên khi đến phút cuối cùng mới phát hiện ra một số chi tiết quan trọng trong lễ cưới không được giao cho ai đảm nhận .

Chọn trang sức

Nên: Trang sức, đặc biệt là vòng cổ và hoa tai phải phù hợp với bộ váy cưới và khuôn mặt của bạn bởi những vật tưởng chừng nhỏ bé đó lại tăng thêm phần rực rỡ cho bạn.

Không nên: Lựa chọn vòng ôm sát cổ bởi vì không phải ai cũng được sở hữu chiếc cổ cao ba ngấn. Thay vào đó vòng cổ mảnh hình chữ Y đang được ưa chuộng và thực sự hợ với hầu hết kiểu áo cưới, nhất là những chiếc áo có cổ khoét rộng và sâu. Mẫu vòng này còn tạo cảm giác cổ của bạn trông thon và cao hơn.

Thử áo cưới

Nên: Khi đi thử áo, nhớ mặc và mang theo những đồ mà bạn định đeo trong ngày cưới đặc biệt là nội y, nữ trang và giày. Một bộ đồ lót vừa vặn sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc áo cưới ưng ý và tiết kiệm thời gian. Các chuyên gia áo cưới có thể tư vấn cho bạn những kiểu áo lót phù hợp với chiếc áo cưới bạn mặc, hãy mua càng sớm càng tốt để thử một vài lần trước ngày cưới.

Không nên: Ăn mặc luộm thuộm hay diện nội y quá rộng, quá chật, rách rưới...Khi thử áo cưới. Nếu bạn đã có ý tưởng sẵn về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng... bộ áo cưới, hãy mang tấm hình mẫu hoặc miêu tả cho chuyên gia áo cưới để nhận được sự tư vấn phù hợp.

Chụp ảnh

Nên: Hầu hết cô dâu chú rể đều tỏ ra căng thẳng qúa mức đến nỗi nụ cười của họ trở nên giả tạo, cứng nhắc. Hãy cố gắng thư giãn và nở nụ cười một cách thoải mái. Thợ chụp ảnh sẽ chụp được những giây phút bừng sáng trên khuôn mặt bạn. Đi đứng và cười nói một cách tự nhiên để bạn vẫn là chính mình.

Không nên: Đỏi hỏi mọi việc phải hoàn thiện và hoành tráng như một đám cưới kiểu mẫu. Hãy học cách để mọi việc diễn ra trôi chảy.

Trang điểm và làm tóc

Nên: Hình thành ý tưởng trong đầu và xem kỹ catalogue cưới để chọn ra phong cách trang điểm và làm tóc mà bạn thích nhất. Kiểu tóc, kiểu trang điểm phải :"đồng bộ" với phong cách cưới của bạn. Đừng ngại hỏi chuyên gia và bộc lộ những suy nghĩ của bạn.

Không nên: Thức khuya trong những ngày trước lễ cưới bởi làn da của bạn sẽ sạm và mắt dễ thâm quầng. Những biểu hiện xấu của làn da của bạn sẽ sạm và mất dễ thâm quầng. Những biểu hiện xấu của làn da sẽ khiến các chuyên gia trang điểm phải mất rất nhiều thời gian hơn để che lấp. Rõ ràng, khuôn mặt của bạn sẽ phần nào mất đi sự tươi trẻ.

Thiệp cưới
Nên: Kiểm tra danh sách khách mời cùng với các thành viên trong gia đình. In dư một chút thiệp để đề phòng những thay đổi.

Không nên: Gửi giấy mời quá muộn hoặc quá sớm. Với khách ở xa, thì cần gửi sớm để họ còn sắp xếp thời gian. Một số đôi uyên ương phải mất cả tháng trời để quyết định xem xét nên in thiếp mời như thế nào, chính vì thế, nên tìm hiểu và thống nhất trước 2 tháng.

Chăm sóc da

Nên: Hai tháng trước đám cưới nên tiền hành thanh tẩy da thường xuyên, khoảng 2 đến 3 lần/ tuần.

Không nên: Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ và lười tập thể dục. Nhờ vận động thường xuyên để tăng lượng tuần hoàn máu, nhằm tránh chất độc tích tụ trong cơ thể.

Bánh cưới
Nên: Bánh cưới đang ngày càng trở nên phổ biến trong những tiệc cưới hiện đại, vì vậy, bạn cần phải cân nhắc xem chiếc bánh trông như thế nào, chiếc bánh có đủ cho tất cả khách mời không và liệu có nên dùng bánh thay cho món tráng miệng không.

Không nên: Lắp ghép các kiểu bánh khác nhau để thành một chiếc bánh đơn giản có khi lại hấp dẫn hơn là một chiếc bánh được trang trí quá rườm rà. 

--------------------------


Việc chuẩn bị một đám cưới không hề đơn giản mà cần thời gian, công sức và một kế hoạch hoàn hảo để có được ngày lễ suôn sẻ nhất. Thời điểm tốt nhất để lên kế hoạch cưới là khoảng 12 tháng trước ngày cưới. Nhiều cô dâu chú rể cho rằng 1 năm là quá nhiều để chuẩn bị cưới, nhưng sẽ có nhiều công việc hơn mức bạn có thể tưởng tượng và nếu dành thời gian dư dả, cả cô dâu chú rể thư thả chuẩn bị cưới và không bị stress, mệt mỏi.
9 - 12 tháng trước ngày cưới
- Chọn ngày cưới
- Lập ngân sách các khoản chi cần thiết
- Quyết định ai sẽ là người chi những khoản nào, ví dụ nhà trai là người lo liệu mâm tráp ăn hỏi, nhà gái sẽ hỗ trợ cô dâu trong các việc làm đẹp, may trang phục ngày cưới...
- Lên danh sách khách mời lần 1
- Lựa chọn phong cách tổ chức đám cưới, có thể là sang trọng, lộng lẫy, hay đơn giản, gọn nhẹ hoặc tiệc cưới ngoài trời, đám cưới kết hợp du lịch... Phong cách đám cưới nên dựa theo ngân sách và khả năng chi trả của hai người.
- Tìm các địa điểm phù hợp để tổ chức đám cưới theo ý thích.
6 - 9 tháng trước ngày cưới
- Quyết định số tráp ăn hỏi, tìm nơi đặt đồ lễ ăn hỏi dựa theo giá cả, số lượng tráp, cách bày biện, sắp xếp.
- Thu gọn lại số lượng khách mời, tập trung mời những người bạn thân thiết để đám cưới gần gũi, thân thiện.
- Đặt nhà hàng tổ chức cưới. Nếu chọn các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng và tổ chức cưới vào ngày đặc biệt, bạn phải tới đặt chỗ trước khoảng 9 tháng để có địa điểm hợp lý. Nếu chọn những khách sạn, nhà hàng nhỏ hơn.
- Chọn mẫu váy cưới, tìm nơi đặt may hoặc thuê.
- Tìm studio chụp ảnh cưới và phong cách chụp ảnh yêu thích. Đặt lịch chụp ảnh cưới sớm để chọn được nhiếp ảnh gia yêu thích.
- Nếu muốn đám cưới cầu kỳ, chỉn chu và có điều kiện về kinh tế, bạn nên tìm wedding planner để biến ý tưởng cưới của bạn thành hiện thực. Đơn giản hơn, bạn có thể tìm tới một cửa hàng hoa cưới để đặt hàng họ trang trí cho bữa tiệc.
- Sơn sửa nhà cửa, phòng tân hôn để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Nếu hai bạn chưa có nhà riêng, cần tìm nhà thuê và tân trang lại để tạo không khí ấm áp, hạnh phúc.

3 đến 6 tháng trước ngày cưới
- Đặt trang phục cho cô dâu, chú rể và những người thân trong gia đình, đồng thời tìm mua phụ kiện như giày, voan, hoa cài đầu...
- Mua nhẫn cưới và trang sức cô dâu đeo trong ngày cưới
- Quyết định địa điểm đi nghỉ tuần trăng mật, đặt vé, khách sạn để có giá tốt nhất.
- In thiệp cưới
- Chụp ảnh cưới và làm album hoàn thiện. Làm slide ảnh cưới, phóng ảnh cưới để trưng bày trong tiệc.
- Mua sắm đồ đạc cho nhà mới, phòng tân hôn
2 tháng trước ngày cưới
- Viết thiệp cưới
- Đặt thuê xe hoa, xe đưa đón gia đình, họ hàng trong ngày ăn hỏi, ngày cưới. Chú ý lựa chọn dịch vụ hoa trang trí cho xe ở ngay chính những cửa hàng cho thuê xe.
- Thử váy cưới, áo vest cho cô dâu chú rể và hoàn tất trang phục cho những người thân.
- Đặt hoa cầm tay và các loại hoa trang trí trong ngày ăn hỏi, ngày cưới ở cả nhà trai và nhà gái.
- Đặt tráp ăn hỏi.
- Nhờ bạn bê tráp, đỡ tráp trong lễ ăn hỏi hoặc thuê đội bê tráp trọn gói ở chính cửa hàng mà bạn đặt lễ ăn hỏi.
- In phông, thuê bạt, bàn ghế và đặt cỗ cho lễ ăn hỏi.
- Trang trí nhà cửa ngày lễ ăn hỏi. Với các gia đình đơn giản, cô dâu chú rể có thể tự trang trí cổng bóng, cắm hoa trang trí trong nhà. Nếu cầu kỳ, bạn có thể mời một cửa hàng hoa tới lo liệu toàn bộ khâu trang trí cho ngày ăn hỏi.
- Tùy thuộc vào ngày đã chọn mà hai nhà tiến hành chuẩn bị lễ ăn hỏi, thông thường các gia đình chọn ăn hỏi trước khi cưới khoảng 1 - 2 tháng.

1 tháng trước khi cưới
- Sau khi ăn hỏi, nhà gái đưa thiếp mời kèm theo đồ lễ cho họ hàng hoặc bạn bè thân thiết.
- Gia đình chú rể có mời cưới sau tùy theo số lượng khách ít hay nhiều.
- Nếu thuê wedding planner thì đây là thời gian thích hợp để cô dâu chú rể và wedding planner cùng thống nhất lại lần cuối về kế hoạch, kịch bản chi tiết trong đám cưới.
- Nếu tự tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể phải lên kịch bản cho ngày cưới, bao gồm kịch bản từ khi nhà trai tới đón dâu đến khi hai nhà mở tiệc chiêu đãi khách. Bạn nên lưu ý viết kịch bản chi tiết cho phần nghi lễ thành hôn ở nhà hàng đãi tiệc.
- Tới làm việc với MC trong tiệc cưới, thống nhất chương trình.
- Chọn hoa trang trí, đặt bánh cưới và mua các phụ kiện làm đẹp cho tiệc và chuẩn bị thùng tiền mừng cho hai nhà.
- Lựa chọn thực đơn cưới ở nhà hàng mà bạn đã đặt tiệc, chốt số lượng bàn, số lượng khách mời sẽ tới dự đám cưới.
- Chọn người giúp bạn đón khách, xếp chỗ cho khách mời ở cả nhà trai và nhà gái, đó có thể là người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết với cô dâu chú rể.
- Làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Cô dâu chú rể nghỉ ngơi thư giãn, đi spa, hoặc cắt sửa tóc.
1 ngày trước đám cưới
- Kiểm tra lại váy áo, trang phục, phụ kiện và nhà trai cũng xem xét lại các đồ lễ để xin dâu, hoa cưới lần cuối để đảm bảo không có sai sót xảy ra.
- Ăn uống đầy đủ, ngủ sớm để giữ sức khỏe cho đám cưới.
Ngày cưới
- Cô dâu dậy sớm, ăn sáng, trang điểm, làm tóc, chú rể nhớ mang hoa cưới, nhẫn cưới để đi đón dâu.
- Không quên ghi lại những bức ảnh trước giờ trọng đại vì đó sẽ là kỷ niệm đáng nhớ suốt cuộc đời.
- Cả cô dâu và chú rể hãy quên đi những công việc chuẩn bị, chỉ chăm chú tới người bạn đời và công việc đón khách, tươi tắn ra mắt họ hàng, bạn bè để là nhân vật chính đẹp nhất trong đám cưới của bạn
--------------------------------------
Những điều dễ gây khó chịu cho khách mời trong đám cưới

Chờ đợi lâu, phải ngồi cũng bàn với người lạ hay nghe những bài phát biểu dài dòng là một số trong nhiều điều làm khách mời không vui vẻ.
Trong đám cưới, ngoài việc lo trang trí lễ cưới đẹp ấn tượng, cô dâu chú rể còn lo lắng sao cho khách mời luôn thoải mái. Để làm hài lòng nhất các vị quan khách, đôi uyên ương nên tránh những điều sau đây:
1. Phải chờ đợi lâu
Thực tế, khoảng thời gian chờ đợi trước khi hôn lễ diễn ra là điều không thể tránh khỏi nhưng lại là việc không mấy vui vẻ đối với khách mời. Không ai thích thú khi mình đến sớm và phải chờ đợi tới nửa tiếng, thậm chí 1 tiếng sau, hôn lễ mới bắt đầu. Để giải quyết vấn đề này, cô dâu chú rể có thể sắp xếp một bàn tiệc cocktail nhỏ với vài món ăn khai vị đơn giản để khách mời thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế một khu vực chụp ảnh để gây sự chú ý và tạo cảm giác hào hứng cho khách khi ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong đám cưới.
2. Phải nghe nhiều bài phát biểu dài dòng trong đám cưới
Cô dâu chú rể nên đặt mình vào vị trí của khách mời để chuẩn bị những bài phát biểu. Bạn nên phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và tốt nhất là không nên kéo dài quá 5 phút. Ngoài ra, nếu muốn bạn bè nói đôi lời trong đám cưới, cô dâu chú rể nên chọn những người bạn hoạt khẩu, nói năng lưu loát, không nhất thiết phải mời tất cả khách mời đứng dậy phát biểu trong đám cưới.
3. Ngồi cùng bàn với những người không quen biết
Có rất nhiều người ngại đến đám cưới vì họ không quen ai khác, ngoài cô dâu chú rể. Khi phải ngồi cũng bàn với những người khách lạ, chắc hẳn không ai lại cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Trong trường hợp bất khả kháng, cô dâu chú rể nên sắp xếp chỗ ngồi trước cho khách, nên để các vị khách có cùng công việc, cùng sở thích hay tính cách ngồi gần nhau, như vậy sẽ giúp họ dễ dàng bắt chuyện, làm quen với nhau hơn.
4. Xếp hàng để lấy đồ ăn
Trong các buổi tiệc buffet, mọi người thường sẽ phải đợi tới lượt mình mới có thể lấy được đồ ăn. Điều này sẽ gây ra sự bất tiện cũng như không thoải mái cho khách mời. Để giải quyết điều này, cô dâu chú rể nên yêu cầu nhà hàng sắp xếp nhiều chỗ để đồ ăn và các khay đồ ăn không nên đặt quá sát nhau, tạo không gian giúp khách dễ dàng chọn món mình thích.
5. Khách mời trẻ em trong đám cưới
Các em bé trong đám cưới thường gây ra không gian náo động và có thể ảnh hưởng tới khách mời khác. Nhiều vị khách lớn tuổi có xu hướng không chịu được sự ồn ào cảm thấy phiền khi phải ngồi cùng bàn với các em nhỏ. Để giữ cho các vị khách nhí bớt nghịch ngợm, cô dâu chú rể nên chuẩn bị sẵn những món quà nhỏ, hoặc nếu có điều kiện và không gian hơn, có thể thiết kế một khu vui chơi nhỏ nhỏ để thu hút sự chú ý của các em.
Trong nhiều đám cưới ở Hà Nội hiện nay, đôi uyên ương thường thuê những nghệ sĩ làm bóng bay nghệ thuật hay nghệ nhân nặn tò he về làm sản phẩm ngay trong tiệc tặng các bé. Đây không chỉ là "chiêu" hữu ích được nhiều em nhỏ quan tâm và ngay cả khách mời lớn tuổi cũng yêu thích.
6. Khách mời say xỉn hoặc quá khích
Không phải cô dâu chú rể nào cũng có thể ngăn chặn các vị khách quá khích, bởi đám cưới là ngày vui nên ai cũng muốn "quậy" hết mình. Để hạn chế sự say xỉn hay ồn ào không cần thiết, bạn nên hạn chế bia rượu trong đám cưới và chủ yếu phục vụ nước, sinh tố hay chỉ vài đồ uống có ga nhẹ.
7. Âm nhạc hoặc DJ quá ồn ào
Phần âm thanh và âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng, tạo nên không khí đám cưới và tâm trạng khách mời. Bạn không nên để âm thanh trong tiệc quá to, nhạc quá trẻ trung, sôi động, vì không phải ai cũng thích sự ồn ào. Cô dâu chú rể nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc quen thuộc, kinh điển, gần gũi với đa số mọi người.